các mẫu thiết kế logo YourDesigner.Vn
https://thietkelogohcm247.blogspot.com/p/thiet-ke-logo-hcm.html
Để bước từ một nhân sự làm việc độc lập đến một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công cần rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thay đổi tư duy.
Bạn tất nhiên có đầu óc thông minh nhanh lẹ, nắm bắt được thời cơ nhưng điều đó chưa đủ để lãnh đạo một tập thể.
Để có thể phát triển một công ty bền vững, mạnh mẽ, từ một người làm việc độc lập bạn nhất định cần thay đổi 3 lối tư duy này:
1. Từ ngẫu hứng đến chiến lược
Thành thật mà nói hầu như chúng ta đều đang làm việc một cách ngẫu hứng. Dù chúng ta vẫn biện minh là làm theo kế hoạch nhưng chúng ta vẫn làm cái này trước cái kia khi có hứng, nắm lấy một vài cơ hội tự nhiên xuất hiện và thỉnh thoảng thử cái gì đó mạo hiểm một chút.
Ở vị trí làm việc độc lập, bạn có thể làm gì tùy thích chỉ cần hoàn thành công việc đúng yêu cầu nhưng khi trở thành một người quản lý, điều gì bạn làm cũng phải có kế hoạch chiến lược để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Điều này sẽ yêu cầu bạn phải thận trọng hơn trong mỗi quyết định của mình. Nó có thể là một thách thức nhưng bạn buộc phải làm thế khi có cả một đội ngũ đang phát triển tại chỗ và cần có một hướng đi đúng đắn, rõ ràng.
Là người lãnh đạo, bạn phải chỉ ra được tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp. Mục tiêu trung hạn 3-5 năm là gì? Cần làm gì trong 12-18 tháng tới để đáp ứng được mục tiêu đó? Từ đó, mỗi cá nhân trong tập thể cũng sẽ tự vạch ra được những mục tiêu của bản thân để phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
Họ sẽ thấy được sự đóng góp của mình vào việc phát triển chung của doanh nghiệp và nỗ lực gia tăng thêm các giá trị. Nếu người lãnh đạo không kết nối được cá nhân và mục tiêu chung, nhân viên sẽ có xu hướng trở nên hướng nội, chỉ tập trung làm cho xong việc của mình mà thôi.
2. Từ giữ lại đến cho đi
Khi mới đặt chân vào kinh doanh, hầu như chúng ta phải làm tất cả mọi việc, từ tiếp thị đến quản lý sổ sách tài chính, thậm chí đóng gói và giao hàng… Nhưng khi doanh nghiệp dần lớn thì bạn, ở vị trí một quản lý sẽ có xu hướng soi xét việc làm của người khác để xem họ có được như mình trước kia hay không.
Điều này thật sự không hề tốt đẹp một chút nào. Một trong những điều hữu ích nhất mà một người lãnh đạo doanh nghiệp có thể làm là trung thực với bản thân. Dù cách người khác làm không giống như bạn trước kia nhưng bạn cần tự hỏi, mình làm thì có nhanh hơn không? Mình có thực sự không thể chuyển giao trách nhiệm cho ai không?
Đó là lúc bạn phải chấp nhận cho đi. Tức là buông bỏ những lo sợ không cần thiết để người khác thực hiện công việc. Truyền đạt đầy đủ những mong muốn của mình và đặt niềm tin vào những nhân viên của mình. Bạn sẽ chẳng thể trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp nếu cứ chăm chăm nhìn vào những hoạt động, công việc thuần túy, cỏn con.
3. Từ làm việc tới điều hành
Toàn bộ việc “cho đi, buông xả” đang hướng tới một điều: khả năng tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp của bạn và tiến lên phía trước. Vai trò của bạn – một CEO, là xây dựng các kỹ năng để tập trung vào những thứ thật sự quan trọng.
Khi bạn có 10 hay 20 nhân viên thì có thể “dính dáng” đến hầu hết những lĩnh vực của công ty từ tài chính đến marketing nhưng khi nó trở thành một công ty lớn thì bạn phải biết cách quản lý để tất cả mọi việc trở nên trơn tru mà không cần có sự giám sát chi tiết của bạn nữa. Bạn cần là người quyết đoán, biết lãnh đạo và chỉ đạo, xác định và loại bỏ các rào cản đối với sự tăng trưởng và đưa ra những định hướng giúp doanh nghiệp đi lên.
“Bất kỳ khi nào bạn thấy một doanh nghiệp thành công thì tức là có ai đó đã đưa ra một quyết định vô cùng can đảm” – Peter F.Drucker.
Một điều chú ý là không phải bạn sẽ bỏ bê những việc chi tiết trong công ty mà điều này nghĩa là những thông tin trong doanh nghiệp sẽ được truyền tải minh bạch, hai chiều và cùng hướng tới mục tiêu chung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét