các app thiết kế logo trên máy tính YourDesigner.Vn
https://thietkelogohcm247.blogspot.com/p/thiet-ke-logo-hcm.html
Trong dòng chảy các sự kiện nổi bật của đất nước năm 2018, doanh nhân Việt Nam để lại nhiều dấu ấn mới.
Tháng 12/2018, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - ông chủ của tập đoàn Vingroup - ghi tên mình vào danh sách 220 người giàu nhất thế giới, tiếo tục giữ vững danh hiệu doanh nhân Việt Nam được xếp hạng cao nhất trong lịch sử của Forbes, với 6,7 tỷ USD tài sản cá nhân được thống kê.
Năm 2018 ghi dấu lần đầu tiên ông Vượng trả lời phỏng vấn một kênh truyền thông trong nước, tiết lộ cách bản thân điều hành tập đoàn Vingroup, và tham vọng “không sống một cuộc đời phí hoài”. Ông cũng có lần hiếm hoi xuất hiện trong buổi lễ ra mắt sản phẩm khi VinFast lần đầu đưa 3 mẫu ô tô và 1 mẫu xe máy ra thị trường. Dẫu vậy, vẫn đúng với phong cách cá nhân quen thuộc, ông không có bài phát biểu trong buổi lễ, cũng như chọn vị trí có phần khuất tầm nhìn trong suốt 40 phút của sự kiện.
Nhưng ở một khía cạnh khác, “đứa con” Vingroup dưới sức ảnh hưởng của vị chủ tịch 50 tuổi - Phạm Nhật Vượng đang thực hiện đúng mục tiêu “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” mà ông đặt ra: 9 tháng ra ô tô mẫu, 12 tháng ra xe máy điện, 6 tháng ra điện thoại thông minh, khởi công trường đại học, xây dựng công nghệ và dữ liệu lớn… trở thành thế lực mới đầy kỳ vọng trong ngành công nghiệp - công nghệ Việt Nam.
Bên cạnh dấu ấn kinh doanh, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn ghi điểm khi là doanh nghiệp đầu tiên chia sẻ gánh nặng phí bản quyền truyền hình để cùng VTV đưa WorldCup về Việt Nam vào tháng 6/2018 với số tiền tài trợ 5 triệu USD và không nhận bất cứ quyền lợi tài trợ nào từ đó.
Tạp chí vừa công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2018 với đại diện của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo ở vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Forbes cũng ước tính khối tài sản của nữ tỷ phú tự thân duy nhất của Đông Nam Á hiện sở hữu là 2,6 tỷ USD, tăng so với con số 1,98 tỷ USD năm ngoái.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Chủ tịch HĐQT - Cổ đông sáng lập của tập đoàn Sovico Holdings, Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Vietjet, đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng - Ngân hàng, Tiến sỹ Kinh tế.
Trong năm 2017 và 2018, bà Thảo lân lượt đưa Vietjet và HDBank lên niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM và đây đều là các doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD. Bà hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes là Thủ tướng Đức Angela Merkel, kế tiếp là Thủ tướng Anh Theresa May, đứng thứ ba là Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế - bà Christine Lagarde, tiếp đến là Chủ tịch & Tổng Giám đốc General Motor - bà Marry Bara. Trong bảng xếp hạng Forbes năm nay có nữ chủ tịch đầu tiên của sàn chứng khoán New York suốt 226 năm hoạt động kể từ khi thành lập vào năm 1792, bà Stacey Cunningham ở vị trí thứ 27.
Đây là năm thứ 15 Forbes công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới bao gồm các phụ nữ đến từ các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, truyền thông, chính trị, các nhà hoạt động xã hội, từ thiện / tổ chức phi chính phủ và công nghệ.
Bảng xếp hạng thường niên của Forbes dựa trên các tiêu chí về tài sản, sự nổi tiếng trên truyền thông, phạm vi ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng trong và ngoài lĩnh vực của mình, tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo Phó Chủ tịch Moira Forbes của Forbes Media, với các hoạt động trên nhiều lĩnh vực, những người phụ nữ này ảnh hưởng rộng lớn, trực tiếp đến hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới.
Mặc dù trong tháng 12 vừa qua, hãng Vietjet đã để xảy ra 2 sự cố hàng không nghiêm trọng đến mức Cục Hàng không quyết định dừng tăng chuyến để rà soát, đánh giá lại vấn đề khai thác. Đồng thời Cục thực hiện giám sát đặc biệt với Vietjet tại 4 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh và Đà Nẵng. Tuy nhiên, những đóng góp kinh tế của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho ngành hàng không và kinh tế đất nước là không thể phủ nhận.
2018 là năm đầu tiên Việt Nam có cùng lúc thêm 2 người lọt vào bảng xếp hạng tỷ phú thế giới, đó là ông chủ Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long. Sự ghi nhận vào tháng 3/2018 của Forbes cho thấy, ông Trần Bá Dương có tài sản 1,8 tỷ USD, xếp vị trí 1.339. Ông Trần Bá Dương đang sở hữu một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng.
“Tôi thèm khát sự kinh doanh minh bạch, và luôn khao khát nên kinh tế Việt Nam hội nhập với lộ trình hợp lý cho từng ngành nghề, để doanh nhân và doanh nghiệp Việt được cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp ở khu vực và trên thế giới”, ông Dương nói.
Cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn không thể tin rằng một doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam lại “nắm trong tay” 6 thương hiệu ô tô nổi tiếng bậc nhất thế giới. Nhưng Thaco đã làm được điều đó. Và cùng với tham vọng vươn ra khu vực, thế giới với hàng loạt những dự án đầu tư chiều sâu sẽ giúp doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở vị trí dẫn đầu Việt Nam mà còn dẫn đầu khu vực.
Mới đây, Lễ công bố điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế mở Chu Lai và Lễ kỷ niệm 15 năm Thaco – Chu Lai vừa được tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đã cắt băng khánh thành nút giao vòng xuyến 2 tầng, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) xây tặng tỉnh Quảng Nam.
Sau khi bị loại ra khỏi danh sách tỷ phú thế giới vào thời điểm đầu tháng 12, ngày 5/12 tập chí Forbes bất ngờ đưa “thủ lĩnh” Hòa Phát – ông Trần Đình Long trở lại danh sách này.
Cụ thể, theo danh sách mới cập nhật, ông Trần Đình Long (57 tuổi) - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - hiện đang đứng ở vị trí thứ 1.756 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Tổng tài sản của ông chủ Tập đoàn Hòa Phát, theo cách tính của Forbes, là 1,3 tỷ USD.
Báo cáo sơ bộ, 11 tháng năm 2018, doanh thu Hòa Phát đạt 50.00 tỷ đồng. Theo kế hoạch được Đại hội cổ đông phê duyệt, năm 2018 HPG đạt mục tiêu doanh thu 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.050 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, HPG về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch năm 2018.
Tuy gặp nhiều diễn biến bất lợi của thị trường và ảnh hưởng từ các chính sách thuế, thậm chí có lúc tài sản không được định giá tỷ USD, nhưng cuối cùng ông Long vẫn ở ngôi vị những người giàu nhất hành tinh trong bảng xếp hạng tháng 12 của Forbes.
“Competing with Giants” của Trần Uyên Phương kể câu chuyện làm ăn của một gia đình, từ đó toát lên bức tranh kinh doanh ở Việt Nam.
Tác giả sách Trần Uyên Phương là Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, là con của doanh nhân Trần Quý Thanh. Năm 2012, một doanh nghiệp đưa ra con số 2,5 tỷ USD đề nghị đổi lấy cổ phần kiểm soát trong tập đoàn, nhưng Dr Thanh từ chối đề nghị này.
Tạp chí Harvard Business Review đã đề nghị Uyên Phương viết nghiên cứu về câu chuyện này. Không dừng lại ở nghiên cứu, Uyên Phương quyết định viết một cuốn sách.
“Competing with Giants” (Vượt lên người khổng lồ) là kết quả nghiên cứu 4 năm của Uyên Phương cùng với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo Jackie Horne (người Anh) và chuyên gia John Kador (người Mỹ).
Nội dung cuốn sách là câu chuyện thực tế về công ty gia đình đã cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, sách vừa là nghiên cứu kinh tế về môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, về phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu, về kinh nghiệm cạnh tranh giữa doanh nghiệp bản địa với các công ty đa quốc gia, về phương châm hành động “Không gì là không thể”, dám ước mơ lớn và hành động mỗi ngày để đạt ước mơ đó.
“Competing with Giants” do Trần Uyên Phương là đồng tác giả đã trở thành tác phẩm duy nhất của người Việt lọt top 5 đề cử giải sách hay do American Book Fest tổ chức.
Cuộc chiến pháp lý giữa 2 vợ chồng Lê Hoàng Diệp Thảo – Đăng Lê Nguyên Vũ thực ra đã bắt đầu từ vài năm trước. Nhưng phải đến năm 2018, nội tình Trung Nguyên mới trở nên kịch tính, khi cả bà Thảo và ông Vũ lần lượt xuất hiện trước công chúng.
Cuối tháng 3/2018, bà Lê Hoàng Diệp Thảo “đăng đàn”, kể về câu chuyện tình lãnh mạng giữa 2 vợ chồng bà, đồng thời tiết lộ nguyên nhân khiến mối quan hệ tan vỡ. Bà Thảo cho biết, ông Vũ đã thay tâm đổi tính sau 49 ngày thiền định, và trở thành “một con người khác”. Từ đây, bà Thảo dần bị tước bỏ quyền điều hành Trung Nguyên, trong khi ông Vũ cũng không trực tiếp xuất hiện điều hành công việc, mà giao hết quyền hành cho cấp dưới.
Trong suốt nhiều tháng sau đó, bà Thảo liên tục lên tiếng khẳng định ông Vũ đang bị người ngoài thao túng, điều khiển, sức khỏe không bình thường và cần được khám chữa. Ngược lại, phía Trung Nguyên thời gian này im hơi lặng tiếng, không có bất kỳ phát ngôn nào được đưa ra nhằm đối đáp lại với bà Thảo.
Giữa tháng 6/2018, ông Vũ bất ngờ xuất hiện tại buổi kỷ niệm 22 năm thành lập Trung Nguyên sau 5 năm vắng bóng. Và đến giữa tháng 8/2018, vị Chủ tịch Trung Nguyên có buổi nói chuyện với báo giới kép dài 4 giờ, phản bác nhiều thông tin của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Theo đó, ông Vũ khẳng định mình hoàn toàn khỏa mạnh, vẫn đang kiểm soát hoàn toàn Trung Nguyên, thậm chí dù 5 năm thiền định trên núi nhưng ông vẫn nắm rõ chuyện thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét